Tượng Thập Bát La Hán
Tượng gỗ Thập Bát La Hán được điêu khắc từ khối gỗ vô cùng lớn và đồ sộ, được các nghệ nhân Quảng Nam tạo tác vô cùng tinh tế và có hồn, thẩm mỹ và đậm chất nghệ thuật.
- Kích thước:
- Chất liệu:
- giá tượng gỗ tại: Đây
XEM THÊM: Tượng thần như ý – sự kết hợp độc đáo giữa Thần Tài và Di Lặc.
Description
Tượng Thập Bát La Hán nghệ thuật tuyệt đẹp được các nghệ nhân công ty Gỗ Nghệ Thuật tạo tác trên khối gỗ đồ sộ đầy tinh tế.
Tượng Thập Bát La Hán được điêu khắc từ khối gỗ nguyên khối. 18 vị La Hán hiện lên đầy uy nguy.
Thập bát La hán là danh xưng được dùng trong trong các giai thoại về các vị A-la-hán trong Phật giáo Đại thừa. Hình tượng 18 vị La hán là một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo, ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc và Việt Nam.
1. Tân Đâu Lô Bạt La Đọa Xà (S: Pindolabharadvàja). Vị tôn giả này cùng 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tây Ngưu Hóa châu.
2. Ca Nặc Ca Phạt Sa (S: Kanakavatsa). Vị tôn giả này cùng với 500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại phương Bắc nước Ca Thấp Di La.
3. Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Xà (S: Kanakabharadvàja). Vị tôn giả này cùng 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Đông Thắng Thân châu.
4. Tô Tân Đà (S: Subinda), vị tôn giả này cùng với 700 vị A-la-hán. Phần lớn cư trú tại Bắc Cu Lô châu.
5. Nặc Cự La (S: Nakula). Vị tôn giả này cùng 800 vị A-la-hán phần lớn cư trú tại Nam Thiệm Bộ châu.
6. Bạt Đa La (S: Bhadra). Vị tôn giả này cùng 800 vi A-la-hán, phần lớn cư trú tại Đam Một La châu.
7. Ca Lý Ca (S: Kàlika). Vị tôn giả này cùng với 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu.
8. Phạt Xà La Phất Đa La (S: Vajraputra). Vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu.
9. Thú Bát Ca (S: Jìvaka). Vị tôn giả này cùng với 900 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy.
10. Bán Thác Ca (S: Panthaka). Vị tôn giả này cùng với 1300 vị A-la-hán cư trú tại cõi trời 33.
11. La Hỗ La (S: Ràhula). Vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tất Lợi Dương Cù châu.
12. Ma Già Tê Na (S: Nàgasena). Vị tôn giả này cùng với 1200 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại núi Bán Độ Ba.
13. Nhân Yết Đà (S: Angala). Vị tôn giả này cùng với 1300 vị A Lan Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Quảng Hiếp.
14. Phạt Na Bà Tư (S: Vanavàsin). Vị tôn giả này cùng 400 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Khả Trụ.
15. A Thị Đa (S: Ajita). Vị tôn giả này cùng với 1500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Thứu Phong.
16. Chú Trà Bán Thác Ca (S: Cùdapanthaka). Vị tôn giả này cùng với 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú trong núi Trì Trục.
Sau khi Pháp Trụ ký được dịch sang chữ Hán. Thiền sư Quán Hưu , vốn là một họa sĩ tài ba đã vẽ ra hình ảnh 16 vị A-la-hán. Tương truyền, nhân Thiền sư nằm mơ cảm ứng thấy được hình ảnh của các Ngài rồi vẽ lại. Những hình ảnh này ngày nay người ta còn tìm thấy tàng trữ nơi vách tường Thiên Phật động tại Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Sau Thiền sư Quán Hưu còn có hoạ sĩ Pháp Nguyện, Pháp Cảnh và Tăng Diệu cũng chuyên vẽ về các vị La-hán.
Vì sao 16 vị La-hán trở thành 18 vị?
Từ khi có hình ảnh 16 vị La-hán, các chùa thường tôn trí hình ảnh của các Ngài, và từ con số 16 người ta thêm tôn giả Khánh Hữu thành 17 và tôn giả Tân Đầu Lô thành 18 vị La Hán.